Từ đó, tôi đi đến kết luận: văn hoá cơ thể đàn ông và văn hoá cơ thể đàn bà không phải là hai thứ đối xứng nhau tuyệt đối như ta vẫn lầm tưởng. Hay đúng hơn là chúng có đối xứng, nhưng đối xứng theo kiểu khác. Hai đặc điểm điển hình nhất là:
(1) Dương thì nổi, âm thì chìm. Do vậy cách thể hiện của cái nổi phải khác với cách thể hiện của cái chìm: Cái nổi thể hiện tường minh, cho nên số video-clip của “văn hoá dương vật” thu được nhiều là phải;cái chìm thể hiện hàm ẩn, cho nên số video-clip của “văn hoá bướm” thu được ít là đúng.
(2) Dương thì thiên về phân tích, âm thì thiên về tổng hợp. Do vậy các biểu hiện của văn hoá cơ thể đàn ông tập trung gần như tuyệt đối vào một điểm, một công cụ duy nhất là cái dương vật. Còn các biểu hiện của văn hoá cơ thể đàn bà phân tán gần như vào khắp các bộ phận của cơ thể: từ cái bướm, bộ ngực đến bộ mông, cái eo, khuôn mặt, v.v. Do vậy trong khi văn hoá cơ thể đàn ông chủ yếu quy về văn hoá dương vật thì văn hoá cơ thể đàn bà vẫn là văn hoá cơ thể đàn bà mà không thể quy về một khu vực nào cụ thể hơn.
I- Văn hoá đối phó liên quan đến cơ thể nữ
1. Đối phó với vật thể lạ
Phụ nữ là cả một khối mâu thuẫn: trong khi cơ quan sinh dục nữ thuộc âm với những đặc tính như khép kín, hướng nội, thì các bà (nhất là theo truyền thống văn hoá phương Tây) lại thích mặc đồ hở hang cho tăng phần quyến rũ. Điều này dẫn chị em đến vô số tai nạn mà việc đối phó thật không dễ dàng. Đó là chuyện các thiếu nữ Việt Nam mặc quần quá trễ, khi ngồi sau xe máy hở nguyên cả quần lót với một “bộ mông”, khiến cho một số nam thanh niên ngứa mắt ngứa tay thả cả đầu thuốc đang hút dở vào. Và là câu chuyện sau đây xảy ra với một nàng phóng viên truyền hình khi đi quay cảnh dã ngoại bị con ong tò mò bay vào vùng cấm...
2. Đối phó với khiếm khuyết cơ thể của bản thân
Trong thế giới động vật, giống đực tìm mọi cách làm đỏm để lọt vào mắt giống cái. Trong xã hội mẫu hệ cũng vậy, vì vai trò quan trọng thuộc về phụ nữ nên đàn ông phải dùng nhiều hình thức trang điểm (như xăm mình, làm bao dương vật thật công phu...) để quyến rũ các bà.
Nhưng trong xã hội phụ hệ thì ngược lại: phụ nữ vừa phải đối phó với những sở thích luôn thay đổi của đàn ông và những khiếm khuyết về cơ thể của bản thân mình, thành ra phải bỏ rất nhiều công phu để luyện tập, rất nhiều nghị lực để tuân thủ những chế độ dinh dưỡng khắc nghiệt, cùng rất nhiều tiền và thời gian để trang điểm.
Màn trình diễn mang tính hài hước dưới đây cho thấy một phần nhỏ những câu chuyện “bếp núc” đó của phụ nữ: độn ngực, độn mông, bó eo, hút hơi, hút mỡ...
3. Đối phó với những thói xấu tinh thần do văn hóa giới tạo thành
Do phụ nữ thuộc âm, có tính thụ động, nên dần dần hình thành một cách ứng xử không nói thẳng, nói thật mà thường vòng vo, nghĩ một đằng nói một nẻo, nói một đằng làm một nẻo. Trong chúng ta, ai mà chẳng có một thời chuyền tay nhau chép bài thơ của nữ thi sĩ Silva Kaputikian người Armenia: Em bảo anh đi đi, Sao anh không đứng lại. Em bảo anh đừng đợi, Sao anh vội về ngay? Lời nói thoảng gió bay, Đôi mắt huyền đẫm lệ. Sao mà anh ngốc thế, Không nhìn vào mắt em? Và thanh niên bây giờ, ai mà không biết những câu trong bài hát của Phương Thảo & Ngọc Lễ: Con gái nói có là không, Con gái nói không là có. Con gái nói một là hai, Con gái nói hai là một. Con gái nói ghét là thương, Con gái nói thương là ghét đó... Nếu chỉ dừng ở quan hệ yêu đương, nét tính cách đó thật dễ thương. Nhưng nếu chuyển sang thành cách ứng xử trong công việc và cuộc sống, thì tính cách này nhiều khi trở nên thật đáng ghét, nó là nguồn gốc của thói đạo đức giả, tạo nên những con người có nhiều bộ mặt, nhiều vỏ bọc.
Màn trình diễn dưới đây của nữ nghệ sĩ Ellen Schippers tại Liên hoan thiên đường phụ nữ 2007 (Women Paradise Festival 2007) thật đơn giản và có nhiều ý nghĩa khi kết thúc với cảnh nữ nghệ sĩ lột mặt nạ của mặt mình nhưng lại di chuyển xuống đặt trước... cái bím!
II- Văn hoá tận dụng liên quan đến cơ thể nữ
4. Tận dụng sự hấp dẫn giới để... nhờ vả
Việc tận dụng sự hấp dẫn giới để... nhờ vả, lợi dụng, trong lịch sử đã được biết đến từ lâu dưới cái tên “mỹ nhân kế”. Tuy nhiên các nữ chủ nhân cũng cần đề phòng trường hợp bộ phận cơ thể đưa ra dùng làm mồi nhử hấp dẫn quá sẽ khiến con mồi quên hết mọi thứ trên đời, trong đó có việc giúp đỡ phụ nữ là cái đích mà các bà các chị quan tâm...
5. Tận dụng sự hấp dẫn giới để... ủng hộ đội nhà
So với các nước trong khu vực, giới trẻ Việt Nam quả là có tiến bộ phi thường trên lĩnh vực tiếp nhận văn hoá phương Tây. Các bậc cha mẹ sẽ không thể hình dung hết được tầm cỡ quy mô của nhận định này nếu không tận mắt xem video-clip dưới đây về cảnh một fan hâm mộ nữ tuổi teen đã cởi phăng hết tất cả áo ngực như một cách ủng hộ hết mình cho đội nhà trong đêm chung kết 28-12-2008, khi đội bóng Việt Nam đã chiến thắng Thái Lan 3-2 một cách thuyết phục tại sân vận động Mỹ Đình và trở thành vô địch AFF Cup 2008.
6. Tận dụng sự hấp dẫn giới để... quảng cáo
Xưa nay, “mỹ nhân kế” đã có thể làm được tất cả, kể cả việc làm sụp đổ một quốc gia, thì việc tận dụng sự hấp dẫn giới vào lĩnh vực quảng cáo hàng hóa chẳng có gì là lạ. Tuy nhiên, cách quảng cáo của Nhà sản xuất giấy photocopy trong đoạn video-clip dưới đây phải thừa nhận là thật độc đáo hết chỗ nói. Người xem sẽ nhớ mãi cảnh hiểu lầm thú vị, và do vậy sẽ khó quên tên ram giấy “Double A” mà cô gái cầm trong tay!
7. Tận dụng sự hấp dẫn giới để... thu hút sự quan tâm tới tin tức thời sự
Trong thế giới rộng mênh mông này, điều gì cũng có thể xảy ra. Một trong những điều không tưởng tượng nổi đã xảy ra – đó là việc có một kênh truyền hình với tên gọi là “Tin tức khỏa thân” (Naked News, NN”) đã được thành lập và có chi nhánh ở hàng chục quốc gia trên thế giới. Ông chủ hãng truyền hình này đã nghĩ ra cách phục vụ các thượng đế của mình một cách cực kỳ độc đáo: nội dung nóng hổi tối đa của các chương trình tin tức thời sự, thể thao, khoa học, v.v. được truyền tải bằng hình thức tươi mát hết cỡ - các cô MC xinh đẹp trong khi dẫn bất kỳ một chương trình nào cũng đều cởi bỏ dần các đồ mặc trên người...
8. “Tin tức khỏa thân”... phỏng vấn trên đường phố
Không chỉ giới hạn việc khỏa thân trong phim trường, kênh truyền hình “Naked News” còn đưa phóng viên khỏa thân ra phỏng vấn bàn dân thiên hạ giữa đường phố. Cũng may là người phương Tây không quá lạ lẫm với những chuyện giật gân này, nên việc ùn tắc giao thông đã không xảy ra...
9. “Tin tức khỏa thân”... kiểu Nhật
Từ “Naked News” kiểu phương Tây chuyển sang “Naked News” kiểu Nhật Bản, ta thấy có sự khác biệt nhất định về văn hoá. Các cô MC người Nhật dù mạnh dạn đến mấy cũng vẫn có những phút lộ ra những động tác e lệ dịu dàng đáng yêu của phụ nữ phương Đông...
10. Tận dụng thể thao để phục vụ... bím
Dân gian Việt Nam có câu “Im ỉm như gái ngồi phải cọc” (vì thích nên đỏ mặt ngồi im), còn phụ nữ phương Tây với tính chủ động cao hơn đã phát hiện ra nhiều cách thức đa dạng để phục vụ cái bím của mình mà không cần phải phiền lụy ai, trong đó, việc tận dụng môn thể thao xe đạp, xe máy... chỉ là một cách.
11. Tận dụng bím để... thổi kèn
Không hiểu sao các công cụ sinh sản của hai giới lại hay được kết nối với âm nhạc. Trong bài trước (về “văn hoá dương vật”), ta đã thấy cảnh các chàng trai dùng dương cụ của mình để chơi piano. Lần này “văn hoá cơ thể nữ” xin giới thiệu một màn trình diễn độc đáo không kém: một phụ nữ trình diễn trước thiên hạ và ống kính của các đài truyền hình cách thổi kèn bằng... bím! Bạn không tin ư? Cứ xem rồi khắc biết!
III- Văn hoá sùng bái cơ thể nữ
12. Sùng bái cơ thể nữ: Hang động hình cái bím
Từ xa xưa nhiều nền văn hoá khác nhau có tục sùng bái phụ nữ và cơ thể phụ nữ. Những tảng đá, hang động hình cơ quan sinh dục nữ thường là nơi được thờ cúng, sùng bái. Tục thờ “Bà Lường” ở “Lỗ Lường” (Lường = tên đọc chệch đi của cơ quan sinh dục nữ) mà tôi đã nhắc đến trong cuốn Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam (Trần Ngọc Thêm 1996/2004, tr. 235) chỉ là một ví dụ.
13. Sùng bái cơ thể nữ: 1001 kiểu cực khoái
Sở dĩ trong lịch sử các nền văn hoá trọng nam khinh nữ đều xuất hiện những người đàn bà quá đáng có lẽ là vì họ đã quá thiệt thòi. Chính vì vậy mà trong phong trào nữ quyền những năm 60 và giải phóng tình dục những năm 70 đã xuất hiện một người phụ nữ đặc biệt: bà Eve Ensler với “Những cuộc độc thoại của cái bím” (The Vagina Monologues). Trên cơ sở phỏng vấn hơn 200 phụ nữ từ nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới về cuộc sống tình dục của mình, Eve Ensler đã viết nên The Vagina Monologues (vagina = âm đạo) dưới dạng những lời tự bạch của cái bím về những nỗi đau khổ mà do tính thụ động cố hữu, phụ nữ luôn cam chịu, không biết nói cùng ai...
Không chỉ viết và xuất bản (sách The Vagina Monologues đã được dịch ra hàng chục thứ tiếng, với hàng triệu bản, trong đó có tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tiếng Việt; bản tiếng Việt đăng nhiều kỳ trên "Tiền Vệ" với nhan đề Những cuộc độc thoại của âm đạo), Eve Ensler còn đi khắp nơi và tổ chức những buổi trình diễn, tại đó bà đọc diễn cảm tác phẩm của mình. Số lượng fan hâm mộ bà và ủng hộ phong trào giải phóng tình dục đặc biệt này đông đến mức tạo thành một phong trào rầm rộ ở Mỹ và nhiều nước phương Tây với V-found, V-day,..
Màn kịch câm thể hiện các kiểu cực khoái khác nhau mà người nữ có thể đạt được trong hoạt động tình dục dưới đây do cô Nee Kirschman thực hiện chính là một phần nhỏ nội dung các buổi trình diễn “Những cuộc độc thoại của cái bím”.
IV- Văn hoá lưu luyến cơ thể nữ
14. Những giới hạn khó vượt qua
Phong trào “giải phóng phụ nữ” và “cách mạng tình dục” do phương Tây khởi xướng tạo ra một ấn tượng rằng không có gì người đàn ông làm được mà xa lạ với phụ nữ. Song thực tế cho thấy cái gì cực đoan cũng quá đà và dẫn đến sai lầm. Khác biệt giới là một bản chất tự nhiên, do vậy hiển nhiên sẽ có những việc đàn ông làm được một cách bình thường mà phụ nữ phải dừng lại. Ngược lại cũng có rất nhiều cái phụ nữ làm được mà đàn ông phải chào thua. Câu chuyện chị Út Tịch trong “Người mẹ cầm súng” của Nguyễn Thi lúc nhỏ trèo lên ngọn cây dừa đái xuống để chứng minh rằng con gái chẳng thua kém gì con trai chính là một minh chừng hùng hồn cho thấy sự thiếu tự nhiên của cuộc tranh giành vô nghĩa này rồi.
Thông điệp mà ta có thể đọc từ video-clip dưới đây là: “Cái đẹp cần được cất giấu và giữ gìn” để cho người khác “lưu luyến” nó – đó chính là bản năng văn hoá giới không thể xóa bỏ!
15. Văn hoá lưu luyến cơ thể nữ: một điệu múa tuyệt vời!
Điệu múa dưới đây của Snappy Dance Theater cũng là một phần những màn trình diễn trong phong trào “Những cuộc độc thoại của cái bím” do Eve Ensler khởi xướng tổ chức tại Boston (MA) năm 2004.
16. Quả bưởi chùm và cái bím
Văn hoá lưu luyến cơ thể nữ đã khiến con người dễ dàng liên tưởng giữa việc bổ một quả bưởi chùm (grapefruit) với sự cực khoái (orgasm) đầy ướt át và sung mãn ở người phụ nữ.
17. Câu chuyện của cái bím
Màn múa rối với nhân vật chính là cái bím về đề tài muôn thuở của phụ nữ - chuyện tình dục và hành kinh.
18. Văn hoá lưu luyến cơ thể nữ: bảo tàng Bím
Cảnh Bảo tàng với triển lãm và các cuộc thảo luận về nghệ thuật Bím dưới đây cho thấy phần nào cái mà chúng tôi gọi là “Văn hoá lưu luyến Bím”
19. Nghệ thuật xếp giấy (origami) tạo hình cái bím
Nhiều người đã biết đến nghệ thuật xếp giấy của Nhật Bản (origami). Nhưng xếp giấy để tạo thành cái bím thì thật đáng khâm phục. Video-clip dưới đây hướng dẫn cho ta cách xếp giấy này. Bạn đừng chủ quan – công việc không đơn giản chút nào!
Đến đây tạm thời kết thúc câu chuyện về VĂN HOÁ CƠ THỂ NỮ của chúng ta.
Nguồn video: YouTube