Chủ nhật, 06 Tháng 4 2014 15:23

Nghiên cứu về hệ giá trị ở Trung Quốc

  • NGHIÊN CỨU VỀ HỆ GIÁ TRỊ Ở TRUNG QUỐC

  • TT VHHLL&UD

Vừa qua, đoàn nghiên cứu về hệ giá trị ở Trung Quốc của đề tài cấp Nhà nước KX.04.15/11-15 “Hệ giá trị Việt Nam trong thời kỳ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế” do Trường Đại học KHXH & NV - ĐHQG Tp. HCM chủ trì, với GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, Giám đốc Trung tâm Văn hóa học Lí luận & Ứng dụng, chủ nhiệm đề tài, làm trưởng đoàn, đã thực hiện một chuyến đi công tác 10 ngày (24/4 – 03/5/2013) tại hai địa phương của Trung Quốc là Bắc Kinh và Thiểm Tây để trao đổi khoa học và tìm hiểu về hệ giá trị truyền thống và xây dựng hệ giá trị ở Trung Quốc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Ở các địa phương này, Đoàn có một số buổi tọa đàm khoa học với các giáo sư, nhà khoa học làm việc tại các trường đại học và viện nghiên cứu Trung Quốc tổ chức tại Trường Đại học Thanh Hoa (Bắc Kinh) và Trường Đại học Sư phạm Tây An (Thiểm Tây). 

Đoàn chụp ảnh lưu niệm với các Giáo sư Trường đại học Thanh Hoa – Bắc Kinh

GS.TSKH Trần Ngọc Thêm Tặng Kỷ niệm chương cho Trường Đại học Thanh Hoa

GS.TSKH Trần Ngọc Thêm Tặng quà lưu niệm cho trường Đại học Sư phạm Tây An

Tại các buổi tọa đàm khoa học này, về phía Việt Nam, GS. TSKH Trần Ngọc Thêm đã trình bày báo cáo “Về một cách tiếp cận nghiên cứu hệ giá trị ở Việt Nam”:

GS. TSKH Trần Ngọc Thêm trình bày báo cáo

TS. Nguyễn Ngọc Thơ trình bày báo cáo tham luận “Những giá trị Nho giáo trong văn hóa truyền thống Việt Nam”:

TS. Nguyễn Ngọc Thơ đang trình bày tham luận

ThS. Nguyễn Thị Tuyết Ngân trình bày báo cáo tham luận “Hiện tượng giả dối dưới góc nhìn giá trị học”

ThS. Nguyễn Thị Tuyết Ngân báo cáo tham luận

Về phía Trung Quốc, các nhà khoa học cũng đã trình bày nhiều báo cáo tham luận về giá trị văn hóa truyền thống Trung Quốc và việc xây dựng hệ giá trị ở Trung Quốc trong giai đoạn hiện tại.

GS.TS. Liu Xiao Feng – Đại học Thanh Hoa trình bày tham luận

GS.TS. Bai Gen Xing – Đại học Sư phạm Tây An trình bày tham luận

Hai bên đã thảo luận một cách rất thẳng thắn về các vấn đề khoa học và thực tiễn mà các báo cáo đã nêu ra, về các thuận lợi và khó khăn, các kinh nghiệm trong việc xây dựng hệ giá trị trong giai đoạn đổi mới và hội nhập

 
Các Giáo sư của Đại học Thanh Hoa đang trao đổi ý kiến

 

 
Các Giáo sư của Đại học Sư phạm Tây An đang trao đổi ý kiến

Ngoài các buổi tọa đàm khoa học, lấy ý kiến của các chuyên gia, đoàn còn chia thành các nhóm nghiên cứu tỏa ra khảo sát tại một số khu dân cư trong hai thành phố Bắc Kinh và Tây An và một số khu dân cư tại vùng nông thôn ngoại thành để tìm hiểu thêm về cuộc sống thường ngày của người dân Trung Quốc.

Đoàn còn tiến hành khảo sát và nghiên cứu việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tại các bảo tàng như Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc, Bảo tàng Lịch sử Thiểm Tâyvà khảo sát, nghiên cứu việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tại các di sản nổi tiếng tại Bắc Kinh và Tây An để tìm hiểu cách thức bảo tồn các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của Trung Quốc, cách thức khai thác các di sản nàyvào việc phục vụ đời sống xã hội hiện đại, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch - một lĩnh vực mà Trung Quốc thực hiện khá thành công. Đồng thời so sánh việc bảo tồn các di tích cũ và xây dựng các công trình mới từ góc nhìn chuyển đổi và tích lũy giá trị cho tương lai.

Sau đây là một số hình ảnh các hoạt động nghiên cứu của đoàn khảo sát tại các địa phương của Trung Quốc:

Đoàn làm việc tại các Bảo tàng Quốc gia Bắc Kinh
... và Bảo tàng lịch sử Thiểm Tây

 

Đoàn khảo sát tại Vạn lý trường thành

Tại Di Hòa Viên

Tại Tiền môn, Bắc Kinh

Tham quan và tìm hiểu tại Bảo tàng và khu Lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng

Nghiên cứu tại Khu di tích Binh Mã Dũng

Đoàn nghiên cứu tại mộ của Tần Thủy Hoàng đế

Nghiên cứu tư liệu tại Tháp Nhạn, Tây An

... và tại Chùa Pháp Lâm, Tây An